Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai không?

Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai?

Đối với phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc ngủ. Nếu trong trường hợp sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có sự chỉ định rõ ràng. Thuốc ngủ thường không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài các bà mẹ đang bầu có thể bị nghiện thuốc, bị phụ thuộc vào thuốc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Với các bà mẹ mang thai sử dụng thuốc ngủ mạnh, thuốc ngủ thần kinh có thể khiến thai nhi bị dị tật đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính vì thế khi mang thai nếu bị mất ngủ, mẹ bầu nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Những mẹ bầu bị trầm cảm sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách điều trị sao cho phù hợp nhất.

Đối với những người bị bệnh động kinh, mắc các bệnh liên quan đến thần kinh cần đến khám bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Trong trường hợp này sẽ có những loại thuốc an toàn dành riêng cho người đang mang thai.

Những bệnh lý thường gặp khi mang thai

1. Mang thai bị mất ngủ

Đa số chị em phụ nữ đang mang thai đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu thai kỳ và giai đoạn cuối các mẹ bầu thường dễ mắc chứng mất ngủ nhất. Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Việc này khiến cho các chị em khó vào giấc, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Một vài dấu hiệu của bệnh mất ngủ khi mang thai đó là: 

  • Khó ngủ về đêm
  • Hay trằn trọc mãi không ngủ được 
  • Mất tập trung 
  • Trí nhớ kém 
  • Chỉ ngủ được 3-4 tiếng một ngày
  • Tâm trạng cáu gắt, mệt mỏi 
  • Ngủ hay bị tỉnh giấc, ngủ chập chờn. 

Khi đến khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. Ngoài việc mất ngủ, vào thời gian cuối thai kỳ mẹ bầu còn bị sưng chân, đi tiểu nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động giảm năng suất, đau lưng và người thường xuyên cảm thấy nặng nề mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

2. Trầm cảm

Trầm cảm chính là hệ quả của việc mất ngủ kéo dài ở mẹ bầu. Sang chấn tâm lý, cộng thêm áp lực suy nghĩ có thể là yếu tố cộng thêm khiến mẹ bầu hay bị trầm cảm kèm theo mất ngủ. Thường các mẹ hay bị trầm cảm sau sinh hơn là khi đang mang thai. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh tâm lý thường khá nhạy cảm, dễ bị kích động và dễ tổn thương. Do đó gia đình và chồng nên yêu thương quan tâm hơn đến chị em phụ nữ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một vài dấu hiệu của mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm đó là:

  • Hay buồn bã, chán nản.
  • Xa cách với mọi người.
  • Không muốn làm việc gì, không thiết tha với điều gì.
  • Thường mất ngủ về đêm.
  • Khó vào giấc, trằn trọc. 

Người nhà nên quan tâm và chú ý tới người thân đang mang bầu của mình để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị.

3. Bệnh động kinh

Động kinh ở mức độ nhẹ chỉ là đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Thế nhưng động kinh ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn động kinh, chân tay co giật, hành động ý thức mất kiểm soát. Thông thường trong thuốc chữa bệnh động kinh thường được kê đơn thêm thuốc ngủ. Đối với phụ nữ đang mang thai  mà bị bệnh động kinh cần có sự tư vấn của bác sĩ sao cho an toàn nhất.

Những ảnh hưởng của việc uống thuốc ngủ khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc trong những trường hợp bắt buộc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Những loại thuốc ngủ có thành phần nhóm Barbiturates và Benzodiazepines rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây ra dị tật đặc biệt. Bên cạnh đó, vào thời gian đầu của thai kỳ những ảnh hưởng này để lại hệ quả càng lớn hơn. Trong những tháng tiếp theo sau 3 tháng đầu, thuốc ngủ có thể gây ra suy hô hấp cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Hơn thế nữa, thuốc ngủ còn làm giảm chỉ số thông minh của thai nhi, tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa Bilirubin sau sinh, gây tổn thương não, vàng da nghiêm trọng.

Các loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược nói riêng và các loại thuốc nói chung đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Chính vì thế việc dùng thuốc cho bà mẹ đang mang thai là điều cần hạn chế hết mức có thể. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc, các mẹ  bầu nên khám thai định kỳ, nghe tư vấn của bác sĩ cũng như luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực.

Gợi ý cách trị mất ngủ cho mẹ đang mang thai

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc ngủ, các bà mẹ đang mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết trị mất ngủ như sau:

  • Dùng trà thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc,…Những loại trà này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, điều hòa tâm lý.
  • Sắp xếp một chu kỳ ngủ thật khoa học: Thiết lập đồng hồ sinh học giúp cơ thể làm quen và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể gây mất ngủ vào ban đêm.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là Vitamin B. Phụ nữ đang mang thai nên tránh những thực phẩm gây mất ngủ. Chị em không nên ăn quá no trước khi ngủ vì gây đầy bụng, khó ngủ. Trước khi ngủ nên uống một ly sữa ấm để dễ ngủ hơn và thư giãn.
  • Thư giãn: Bạn có thể tập một vài thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi ví dụ đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm chân trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc yoga. Những thói quen tốt này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả, hơn thế nữa còn giúp giảm sự nặng nề đau đớn trong thời gian thai kỳ.
  • Không gian ngủ: Cần có một không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để thoải mái trong thời gian thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Như vậy có thể thấy rằng chúng ta không nên uống thuốc ngủ khi mang thai vì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ thêm cho cá mẹ bầu, những chị em đang mang thai.